Việc làm xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thị trường việc làm tại Nhật Bản là một thị trường vô cùng nổi bật và hấp dẫn đối với lao động Việt Nam. Cũng như đối với Nhật Bản, Việt Nam là nguồn cung ứng lượng lao động dồi dào với sự cần cù và tay nghề tỉ mẫn hơn hẳn các nguồn cung ứng lao động khác. Hiện nay, thời đại ngày càng phát triển thì việc làm cũng ngày càng đa dạng, đối với thực tập sinh nước ngoài, Nhật Bản đã nới rộng ngành nghề tiếp nhận lên đến 77 ngành nghề. Vậy bạn có thể lựa chọn các ngành nghề nào để làm việc khi xuất cảnh đến Nhật Bản? Hãy để Xuất Khẩu Du Học Việt đề xuất các thông tin đến bạn nhé!

5214_lam-veic-tai-nhat-ban-1

Các ngành nghề này bao gồm sẽ được xếp vào các tổ hợp ngành nghề chính để bạn có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn hơn:

1. Nhóm ngành nông nghiệp:

  • Nông nghiệp trồng trọt: trồng rau, trồng cây ăn quả, làm ruộng, trồng rau và cây ăn quả trong nhà kính.
  • Nông nghiệp chăn nuôi: chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm, chế tạo các sản phẩm bơ sữa từ bò sữa.

2. Nhóm ngành ngư nghiệp:

  • Đánh bắt thủy, hải sản: đánh bắt cá cố định, đánh bắt cá trong ngư trường, câu cá,…
  • Nuôi trồng thủy hải sản: ở vùng nước ấm ở miền nam.

3. Ngành xây dựng:

Khoan giếng, chế tạo kim loại miếng dùng trong xây dựng, chế tạo phụ kiện xây dựng, các công việc ở hiện trường xây dựng: dựng giàn giáo, giải tỏa mặt bằng xây dựng, chế tạo cốt thép để làm bê tông,…

4. Ngành chế biến thực phẩm:

Đóng hộp thực phẩm, chế biến thực phẩm thuỷ sản gia nhiệt, thuỷ sản nghiền thành bột: chả cá, chả tôm, chả cua,…chế biến thực phẩm lên men, làm xúc xích, giăm bông, thịt muối xông khói, chế biến đồ ăn nhanh,…

5. Ngành dệt may:

Nghề dệt với các công đoạn thao tác chuẩn bị: thao tác dệt, hoàn tất; nghề nhuộm: nhuộm len, nhuộm vải; Sản xuất may mặc các loại trang phục dành cho nam, nữ và trẻ em; sản xuất đồ lót; gia công các loại: chăn ga gối nệm, gia công thảm dệt, thảm chần; may vải bạt, vải bọc ghế ô tô,…

6. Ngành cơ khí, điện – điện tử:

Nghề đúc: đúc gang, kim loại màu; nghề hàn rèn: rèn búa, rèn các loại dụng cụ; nghề đúc khuôn; nghề vận hành các loại máy: máy tiện, máy phay, máy ép kim loại, máy mạ kim loại,… Bạn cũng có thể làm các công việc ở khâu kiểm tra máy, bảo dưỡng máy. Đối với ngành điện- điện tử:Lắp đặt biến thế, lắp đặt thiết bị đóng mở điều khiển, sản xuất cuộn dây điện, thiết kế và sản xuất bản mạch in,…

7. Các loại ngành nghề khác:

Chăm sóc sức khỏe, dọn dẹp vệ sinh, đóng gói và sản xuất thùng đóng gói, các loại hình thức sơn: sơn tòa nhà, sơn cầu thép, sơn kim loại,… và làm nhân viên bán thời gian tại các cửa hàng: nhân viên tạp vụ, nhân viên phục vụ, nhân viên thanh toán hóa đơn,…

Có vô vàn các loại hình việc làm mà Xuất Khẩu Du Học Việt đã gợi ý cho bạn tham khảo và lựa chọn. Tuy nhiên vẫn trong số đó vẫn có một vài loại hình công việc yêu cầu một số điều kiện để bạn đáp ứng như trình độ, ngoại hình, hoặc tác phong làm việc. Chung quy, điều kiện mà bạn phải đáp ứng nhiều đủ nhất chính là việc có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, do đó bạn cần phải cải thiện khả năng ngôn ngữ trước khi đăng ký xuất cảnh lao động tại Nhật Bản.

Thường thì các ứng viên khi đạt chuẩn đơn hàng ứng tuyển sẽ được hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, thời gian đào tạo sẽ kéo dài từ 6 – 9 tháng, ngắn nhất là 7,5 tháng kể từ khi ứng viên nhập học.

Để làm việc lâu dài thì bạn nên chú ý đến tác phong của mình, càng nghiêm chỉnh, càng chuyên nghiệp thì cơ hội việc là và sự chú ý của nhà tuyển dụng sẽ càng nhiều.

Đã có hơn 3000 lao động Việt đã được chúng tôi hỗ trợ làm việc tại nước ngoài, các nhà máy, xí nghiệp đều đã được chúng tôi cam kết khảo sát, thẩm định trực tiếp vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt trọn niềm tin tưởng đối với xuatkhaulaodong.org