Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động hiện nay

Xuất khẩu lao động được phổ biến là hình thức đưa người lao động sang nước ngoài làm việc theo chương trình ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và nước ngoài theo các chương trình và các ngành nghề được quy định, người muốn đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài một cách hợp pháp phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội hoặc do công ty phái cử.

xuat-khau-lao-dong-la-gi

Xuất khẩu lao động có rất nhiều tên gọi: tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng,… tuy nhiên chúng chỉ là tên gọi của hoạt động tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài. Mục đích của chương trình này chính là hỗ trợ các thực tập sinh nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, cải thiện tác phong làm việc và trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ trong các thời hạn cụ thể. Sau khi hoàn tất chương trình, ngoài các kỹ năng về nghề nghiệp, tác phong, và năng lực ngoại ngữ, thực tập sinh cũng có thể tiết kiệm được một số vốn khá nhiều để có thể làm hành trang lập nghiệp cho tương lai của mình. Ngoài ra còn được mở rộng vô vàn các cơ hội việc làm khác sau khi về nước, bạn có thể tiếp tục làm việc tại cơ sở Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài, bạn cũng có khả năng xây dựng sự nghiệp cho bản thân và là cầu nối để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, để họ có thể chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại vào Việt Nam.

Thực ra xuất khẩu lao động cũng là một loại hình mua bán hàng hóa vượt khỏi phạm vi biên giới quốc gia, vừa mang tính cạnh tranh mang lại chất lượng hiệu quả cho thị trường nguồn lực nhân công lao động, là một hoạt động kinh tế mang tính vĩ mô và vi mô, mà cũng đồng thời là hoạt động mang tính xã hội cao như: giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động góp phần ổn định, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện cuộc sống cho người dân,… Đặc biệt, XKLĐ là hoạt động không có sự giới hạn theo không gian.

Có các loại hình thức xuất khẩu lao động như sau:

  1. XKLĐ theo hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nước.
  2. XKLĐ theo diện hợp tác lao động và chuyên gia.
  3. XKLĐ thông qua doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận thầu, khoán để xây dựng các công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài: hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu lao động sẽ trực tiếp đưa lao động sang nước ngoài, quản lý, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho lao động tại nước ngoài, do đó quan hệ lao động hai phía tương đối ổn định.
  4. XKLĐ thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động (hình thức chủ yếu): Loại hình công ty này có nhiệm vụ phải giới thiệu, đào tạo, làm thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ, hợp đồng lao động,… cho người lao động. Và đổi lại, người lao động phải chi trả cho công ty một khoản phí gọi là phí môi giới.
  5. Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài để có thể XKLĐ: Người đi lao động xuất khẩu ở diện này bao gồm lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Những người xuất khẩu theo dạng lao động phổ thông thường là những nông dân hay là người các tỉnh nghèo, người dân tộc, vì muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Người đi lao động ở phương diện này thường phải chịu chi phí cao trước khi xuất cảnh, gọi là tiền vốn đặt cọc. Tính theo trường hợp xấu, họ có thể rơi vào điều kiện làm việc kham khổ, và đôi khi là nạn nhân của lừa đảo, bóc lột, buôn người.

Như vậy Xuất Khẩu Du Học Việt đã giải thích cho bạn hiểu được Xuất khẩu lao động là gì và các hình thức xuất khẩu được sử dụng hiện nay. Bạn có thể tham gia group Facebook của cộng đồng làm việc và sinh sống ở nước ngoài của chúng tôi, bạn cũng có thể học hỏi thêm ngôn ngữ và kinh nghiệm thông qua kênh Youtube của chúng tôi. Mọi chi tiết bạn sẽ tìm được ở trang web này: https://xuatkhaulaodong.org/.